Trang chủ / Tham luận / THAM LUẬN ĐỂ VIỆC ÔN TẬP THI TN THPT MÔN NGỮ VĂN PHẦN NLXH ĐẠT HIỆU QUẢ

Ngày đăng tin: 29-10-2020

THAM LUẬN ĐỂ VIỆC ÔN TẬP THI TN THPT MÔN NGỮ VĂN PHẦN NLXH ĐẠT HIỆU QUẢ

THAM LUẬN ĐỂ VIỆC ÔN TẬP THI TN THPT MÔN NGỮ VĂN PHẦN NLXH ĐẠT HIỆU QUẢ

PHẦN MỞ ĐẦU

        Dạy làm văn và học làm văn, dù không thể bỏ qua phần lí thuyết, nhưng thầy cô giáo và học sinh phải đặc biệt chú trọng đến phần thực hành để rèn luyện kĩ năng. Học làm văn cũng giống như học bơi, vấn đề không phải là đứng trên bờ để bàn luận về cách thức bơi mà phải nhảy xuống nước và làm đi làm lại một số động tác. Trở lại vấn đề, làm văn trong chương trình 12 là một phân môn vô cùng khô khan. Nếu như trước đây nói đến làm văn người ta thường nhắc đến một vấn đề văn học, nhưng những năm gần đây trong đề thi tốt nghiệp lại có thêm phần làm văn về nghị luận xã hội. Có thể nói rằng đây là nét mới trong đề thi từ khi cải cách sách giáo khoa.

        Kể từ năm 2009, đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, bên cạnh những phần tái hiện kiến thức văn học, nghị luận văn học, còn có một phần bắt buộc thí sinh viết văn bản nghị luận khoảng 400 chữ bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội hoặc một tư tưởng đạo lí. Cấu trúc này áp dụng cho cả hệ phổ thông và hệ bổ túc. Thang điểm đánh giá cho phần câu này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi. Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và thông tin từ các cơ quan truyền thông thì đề thi Ngữ văn năm 2013 và những năm tiếp theo cũng sẽ nằm trên trục cấu trúc của đề thi năm 2012. Như vậy có nghĩa trong đề  thi môn ngữ văn năm nay chắc chắn sẽ có dạng câu này, mà người ta thường gọi đó là nghị luận xã hội.  Nhưng thực tế trong kỳ thi Tốt nghiệp nhiều năm qua số lượng thí sinh làm được bài này không nhiều. Vì sao vậy? Cần phải làm gì trước thực tế này? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cần giải quyết của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn .

        Là người tham gia ôn  thi tốt nghiệp và  trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho học sinh lớp 12, bản thân tôi thực sự trăn trở trước vấn đề này. Sau một thời gian nghiên cứu và thể nghiệm, qua bài viết này tôi muốn đề xuất một số phương án ôn tập cho dạng bài làm văn nghị luận xã hội với mục tiêu là tìm ra một hướng đi hiệu quả trong giảng dạy ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn lớp 12; đồng thời với mục đích đưa học sinh đạt được điều mình muốn là điểm số tối đa dành cho dạng câu hỏi này.

 

PHẦN NỘI DUNG                        

CHƯƠNG I: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

I. Hướng dẫn ôn tập lý thuyết

Lý  thuyết làm văn NLXH không nhiều chủ yếu tập trung vào mấy đơn vị kiến thức cơ bản sau:

  • Khái lược  về NLXH (bao hàm khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của nghị luận xã hội…)
  • Cách làm bài NLXH 

    Trong hai phần này, phần khái luận chủ yếu để các em nhận diện được NLXH là gì, các chủ đề của nó và bản chất của dạng văn bản này. Do vậy chúng tôi chỉ hướng dẫn các em xem lại lý thuyết ở SGK lớp 9 đặc biệt là SGK lớp 12. Sau đó dành thời gian ôn tập cách làm văn cho 2 loại nghị luận xã hội mà SGK ngữ văn đề xuất.

Sau đây là hệ thống kiến thức phần lý thuyết ôn tập:

(Chi tiết xem thêm trong file đính kèm)

http://thptthanhtan.edu.vn/public/filemanager/uploads/FileDinhKem/Tham-luan-on-thi-THPT-mon-Van-Thanh.doc

Quách Thanh

Tin liên quan

Kinh nghiệm quản lý lớp học trực tuyến - Trường THPT Thạnh Tân 09-10-2021
Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận của Đoàn Thanh niên trong công các chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC YẾU MÔN NGỮ VĂN 29-10-2020
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 362
Trong tuần: 5872
Trong tháng: 21964
Tất cả: 1475005
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE
TRA CỨU