Trang chủ / Tham luận / Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021

Ngày đăng tin: 12-08-2021

Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021

Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021

I. Những việc giáo viên chủ nhiệm đã làm được:

- Chấp hành tốt các kế hoạch đã đề ra như: lao động, chăm sóc cây xanh,..

- Nắm bắt kịp thời các kế hoạch, điều động của Lãnh đạo trường.

- Các lớp có nhiều thành tích cấp trường và các cấp cao hơn.

- Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường và đoàn thể tổ chức ....

II. Những việc giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện được trong công tác chủ nhiệm:

1. Chưa thật sự gần gũi theo dõi, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện một cách thường xuyên; thời gian đầu tư cho công tác GVCN còn ít, làm việc mang tính hành chính, chưa tâm huyết (công tác giáo dục HS cá biệt).

2. Chưa nắm vững lí luận sư phạm, sử dụng các phương pháp giáo dục tập thể và giáo dục cá biệt, chưa có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh và với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường một cách linh hoạt.

3. Tính gương mẫu trong lao động và trong quan hệ với đồng nghiệp và học sinh còn hạn chế.

4. Chưa chú trọng (hoặc năng lực hạn chế) công tác tổ chức các hoạt động chung trong nhà trường để có thể lôi cuốn học sinh cùng tham gia.

III. Góp ý, đề xuất để công tác chủ nhiệm lớp tốt hơn trong năm học mới:

1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp là nghiên cứu để nắm vững tình hình chung của lớp và của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là những căn cứ để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.

2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp

Ngay sau khi nhận được công tác, giáo viên chủ nhiệm cần suy nghĩ ngay đến việc tổ chức bộ máy tự quản cho lớp, dựa trên nghiên cứu hồ sơ, học bạ và quan sát thực tiễn, chỉ định một ban cán sự lâm thời.

Công tác tổ chức của lớp là một công việc quan trọng, ban cán sự như thế nào thì lớp sẽ phát triển theo chiều hướng đó. Ban cán sự tốt là chỗ dựa vững chắc cho giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động giáo dục học sinh.

Xây dựng hệ thống thang điểm thi đua, bố trí chấm điểm theo dõi hàng tuần, tháng có sơ kết cuối mỗi học kỳ.

3. Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể

Tập thể là một tập hợp đông người với nhiều mối quan hệ, khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó là tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy, để xây dựng tập thể phải thiết lập cả mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể.

Phố biến đầy đủ các qui định, qui chế, nội qui, khung xử lý … đến từng học sinh để HS hiểu rõ và thực hiện. Mọi vi phạm đều bị xử lý triệt để, đúng qui định.

4. Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh

Để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. Trong trường phổ thông cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây:

* Hoạt động học tập:

+ Thành lập đội Cờ đỏ của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường.

+ Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:

- Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học.

- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.

- Tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp.

- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi.

- Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.

* Hoạt động của các đoàn thể:

Ở mỗi lớp học có chi đoàn lớp, để các đoàn thể trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với Bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động.

Nội dung công tác của chi đoàn bao gồm: sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, tổ chức kết nạp đoàn viên mới, kỉ niệm ngày lễ truyền thống 26 tháng 3, kỉ niệm ngày thành lập Đảng 3 tháng 2, tham quan, du lịch cắm trại, ...

Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động. Thực tế cũng đã chứng minh rằng ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong lớp.

* Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao:

+ Ở lứa tuổi học sinh phổ thông các em rất thích tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động này.

+ Với các hoạt động văn hóa, văn nghệ nên sử dụng các biện pháp sau đây:

- Tham gia các câu lạc bộ nhà trường có hiệu quả.

- Tham gia các đội bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây... tổ chức luyện tập và thi đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp, các khối trong trường.

- Duy trì thể dục đầu giờ.

- Tham gia ngoại khóa, tư vấn hướng nghiệp ……

+ Tham gia tích cực lao động công ích

- Lao động tự phục vụ: trực nhật, ngày tổng vệ sinh trường, lớp.

- Tổ chức lao động công ích và lao động sản xuất vườn Sinh học, tạo cảnh quan môi trường

+ Trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.

- Các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh.

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh.

- Các hoạt động càng đa dạng phong phú, trẻ em càng tích cực tham gia, đó là cơ hội để các em phấn đấu và trưởng thành.

5. Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp.

+ Đối với chi đoàn lớp:

- Giáo viên chủ nhiệm chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp công tác của cả năm học, kế hoạch công tác học kì, hàng tháng, hàng tuần.

- Phối hợp tổ chức các đợt thi đua nhân dịp cá ngày lễ lớn với các hình thức hoạt động hấp dẫn với học sinh, thanh, thiếu niên.

- Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, thực chất là phát huy tinh ý thức trách nhiệm và tinh thần sáng tạo của các đoàn thể và từng cá nhân tham gia thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, để không chồng chéo, trùng lặp các công việc của lớp, đoàn thể, không gây khó khăn cho học sinh. Tuy nhiên, phối hợp công tác không có nghĩa là đơn giản hóa công việc hay chủ nhiệm làm thay các đoàn thể.

+ Với cha mẹ học sinh:

- Thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi nắm vững tình hình học tập và hạnh kiểm của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này nếu được thiết lập thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt công tác chủ nhiệm lớp; phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc...

- Liên hệ thường xuyên với ban đại diện CMHS sẽ là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, theo dõi tình hình và bàn bạc các biện pháp giáo dục học sinh.

- Thực hiện các cuộc họp với phụ huynh học sinh của lớp theo định kì: đầu năm, cuối học kì và cuối năm học./.

Phó Hiệu trưởng

Tin liên quan

Kinh nghiệm quản lý lớp học trực tuyến - Trường THPT Thạnh Tân 09-10-2021
Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận của Đoàn Thanh niên trong công các chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC YẾU MÔN NGỮ VĂN 29-10-2020
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 219
Trong tuần: 12724
Trong tháng: 61124
Tất cả: 1446626
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE
TRA CỨU