Trang chủ / Tham luận / THAM LUẬN ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO–THỰC TRẠNG ĐÁNG SUY NGẪM

Ngày đăng tin: 29-10-2020

THAM LUẬN ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO–THỰC TRẠNG ĐÁNG SUY NGẪM

THAM LUẬN ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO–THỰC TRẠNG ĐÁNG SUY NGẪM

Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp và ngành giáo dục cũng đã có bước phát triển vượt bậc, có nhiều thành tích đáng trân trọng, đáng tự hào. Nhưng bên cạnh mặt tích cực, giáo dục Việt nam vẫn còn những hạn chế không tránh khỏi. Một trong những căn nguyên làm nên thành tích và cũng dẫn đến hạn chế có thể thấy được là vấn đề đạo đức nhà giáo

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.  Đạo đức nhà giáo là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực trong lĩnh vực giáo dục mà nhờ đó người làm công tác giáo dục tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của ngành giáo dục, của xã hội. Nói đơn giản, đạo đức nhà giáo thể hiện sự toàn tâm toàn ý với giáo dục, là quyết đem tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng và tài sản” phục vụ cho giáo dục, cho sự nghiệp “trồng người”.

    Xuất phát từ đạo đức nhà giáo, từ cái tâm đối với ngành giáo duc, nhiều thầy cô giáo đã góp phần làm nên những thành tích đáng tự hào cho ngành làm công việc vẻ vang, “trồng người”. Xin đơn cử một số nét nổi bật của ngành giáo dục năm 2018 – năm ngành giáo dục gặp không ít “sóng gió”:

Sự phát triển của giáo dục Việt Nam gây ấn tượng

Theo báo cáo được Ngân hàng thế giới công bố ngày 15/3/2018, 07 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc.

Báo cáo nêu rõ, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang có khoảng 331 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường, chiếm khoảng 1/4 tổng số trẻ ở độ tuổi đến trường của thế giới. 40% trong số này đang theo học trong các trường thuộc các hệ thống giáo dục có thành tích học tập cao hơn mức trung bình của OECD. Các trường này không chỉ nằm ở các nước giàu có như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà còn ở các nước có thu nhập trung bình, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, báo cáo nhấn mạnh, kết quả học tập của học sinh không nhất thiết phải tỉ lệ thuận với mức thu nhập của quốc gia đó. Ví dụ, ở độ tuổi lên 10, một học sinh Việt Nam trung bình có thành tích học tập tốt hơn hầu hết các học sinh tốp đầu của Ấn Độ, Peru và Ethiopia.

Lần đầu tiên Việt Nam có các trường đại học lọt Top châu lục và thế giới

Năm 2018, lần đầu tiên, 02 trường đại học của Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings). Đó là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.

Cũng theo Quacquarelli Symonds, kết quả xếp hạng 505 đại học tốt nhất Châu Á năm 2019 (QS Asia 2019), có 07 trường đại học của Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), ĐH Quốc gia TP.HCM (144), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Trường ĐH Cần Thơ (nhóm 351-400), ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (nhóm 451-500).

Học sinh Việt Nam đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay trên đấu trường quốc tế

    Có ý kiến cho rằng giáo dục Việt Nam lạc hậu, không theo kịp thế giới; điều đó kéo theo trình độ, năng lực của học sinh Việt Nam cũng hạn chế, không thể “bằng chị bằng em” với học sinh thế giới. Ý kiến tuy cũng có cơ sở nhưng nhìn chung vẫn là thiếu chính xác. Xin đơn cử khía cạnh tham gia đấu trường quốc tế về học thuật của học sinh Việt Nam: Từ năm 2004 đến 2016, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á (2004), Olympic Toán học quốc tế (2007), Olympic Vật lý quốc tế (2008), Olympic Hóa học quốc tế (2014). Năm 2016, Việt Nam là nước chủ nhà của Cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 27-IBO 2016. Điều này cho thấy sự tin tưởng, đánh giá cao của quốc tế đối với nền giáo dục Việt Nam. Việt Nam đã gặt hái những thành quả đáng khích lệ: Giành 06 huy chương vàng, đứng đầu Cuộc thi Olympic Toán học châu Á-Thái Bình Dương (APMOPS 2016). Việt Nam là nước Đông Nam Á có nhiều giải nhất Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế-Intel ISEF 2016 (Hoa Kỳ), với 04 dự án đạt giải ba lĩnh vực Hóa học, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật cơ khí, Sinh học tế bào và phân tử. Chúng ta đã giành 01 huy chương vàng, 04 huy chương bạc, 01 huy chương đồng trong Cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2016; xuất sắc có 01 giải đặc biệt Grand Champion, 11 huy chương vàng, 24 huy chương bạc, 47 huy chương đồng trong Cuộc thi Toán học trẻ quốc tế 2016 (IMC). Ngoài ra, học sinh nước ta còn nhận 02 huy chương vàng, 02 huy chương bạc và 01 huy chương đồng Cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2016…

Cùng với  việc chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, trong Kỳ thi Olympic Quốc tế và khu vực năm 2018, học sinh Việt Nam đã đoạt 13 Huy chương Vàng; 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng.

Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc khi tất cả các đoàn tham dự đều có thí sinh đạt Huy chương Vàng và 100% các học sinh đi thi đều đoạt Huy chương.

(Xem chi tiết trong file đính kèm)

http://thptthanhtan.edu.vn/public/filemanager/uploads/FileDinhKem/Tham-luan-Dao-duc-nha-giao-Thanh-Tan.doc

Trường THPT Thạnh Tân

Tin liên quan

Kinh nghiệm quản lý lớp học trực tuyến - Trường THPT Thạnh Tân 09-10-2021
Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận của Đoàn Thanh niên trong công các chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC YẾU MÔN NGỮ VĂN 29-10-2020
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 585
Trong tuần: 6095
Trong tháng: 22187
Tất cả: 1475229
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE
TRA CỨU