Trang chủ / Tham luận / BÀI THAM LUẬN VỀ B.Ạ.O L.Ự.C HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY-NGUYÊN NHÂN-HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

Ngày đăng tin: 24-09-2020

BÀI THAM LUẬN VỀ B.Ạ.O L.Ự.C HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY-NGUYÊN NHÂN-HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

BÀI THAM LUẬN VỀ B.Ạ.O L.Ự.C HỌC ĐƯỜNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY-NGUYÊN NHÂN-HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP

Kính thưa toàn thể Hội nghị

Được sự cho phép của Hội nghị, hôm nay tôi rất vinh dự được thay mặt cho trường THPT Thạnh Tân  về tham dự  Hội nghị. Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới toàn thể quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất, chúc buổi Hội nghị thành công tốt đẹp.

Kính thưa Hội nghị:   

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục,  thì BLHĐ  đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục. Khi nhắc tới BLHĐ, bạn nghĩ ngay đến việc các bạn nam sinh đ.á.n.h nhau vì những lí do rất vô lý như: nhìn đểu, sĩ diện trước mặt bạn gái, … Hiện nay, xu hướng BLHĐ đang lan sang cả nữ sinh và ngày càng gia tăng.

1. Thực trạng b.ạ.o l.ự.c học đường ở nước ta hiện nay:

Trước tiên chúng ta phải hiểu BLHĐ là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, trái với luân thường đạo lý và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nó cũng có thể được hiểu là hành vi x.â.m p.h.ạ.m tới thân thể, đời sống tâm lý của học sinh, đây là một hiện tượng xảy ra và tồn tại trong môi trường giáo dục, hành vi BLHĐ được thực hiện một cách cố ý nhằm vào học sinh và hành vi đó có thể xảy ra ở trong và ngoài trường, với sự tham gia của cả đối tượng ngoài xã hội. Nó bao gồm các hành vi b.ắ.t n.ạ.t, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩ.u đ.ả, đ.â.m, c.h.é.m, b.ắ.n,… B.ắ.t n.ạ.t và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất.

Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, theo thống kê gần đây trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đ.á.n.h nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đ.á.n.h nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đ.á.n.h nhau;... Tình trạng b.ạ.o l.ự.c trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, mức độ ngày càng gia tăng, hậu quả nghiêm trọng.

Xét về độ tuổi thì BLHĐ  từ lứa tuổi 11-18 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 90%, Trước đây b.ạ.o l.ự.c học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Đa số các vụ đ.á.n.h nhau đều có tổ chức nhóm (đ.á.n.h hội đồng). Một số em trong nhóm còn sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đăng tải lên mạng Internet để làm nhục nạn nhân và để khoe thành tích của mình. Điều này cho thấy, BLHĐ không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, đa số học sinh coi sự việc đ.á.n.h nhau bình thường.

2. Nguyên nhân của tình trạng BLGĐ

Xét về nguyên nhân có nhiều nguyên nhân, nhưng tập trung vào một số nguyên  nhân chủ yếu sau:

2.1 Nguyên nhân từ bản thân học sinh

- Nguyên nhân đầu tiên có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo.

- Tiếp đến có thể kể đến là do sỉ diện của bản thân, muốn chứng minh mình trước mắt bạn bè nên dù có mâu thuẫn nhỏ cũng hóa thành to và giải quyết vấn đề bằng cách đ.á.n.h nhau để thỏa mãn cái tôi của mình.

2.2 Nguyên nhân từ môi trường gia đình

          Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc từ nhỏ đến lúc trưởng thành là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Hiện nay do rất  nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên cha, mẹ phải đi làm ăn xa không có điều kiện ở gần nên thiếu sự quan tâm chăm sóc, hoặc một số bộ phận cha mẹ phải đi làm việc nên không có thời gian quan tâm giáo dục con, nên con cái dễ tiếp xúc với môi trường văn hóa b.ạ.o l.ự.c như phim ảnh, sách báo, game b.ạ.o l.ự.c, xem các phim b.ạ.o l.ự.c gây ra những tác động xấu tới nhiều học sinh, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ và học sinh. Mặt khác việc học sinh chứng kiến thường xuyên tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình cũng dễ gây ra nơi học sinh thói quen hay quát mắng, bắt nạt bạn bè ở trường. Ở đây b.ạ.o l.ự.c gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ.

2.3 Nguyên nhân từ môi trường nhà trường

Bác Hồ đã từng nói "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".  Vì vậy, môi trường giáo dục góp phần rất lớn đến hình thành nhân cách học sinh,  nhưng hiện nay sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “Tiên học lễ , hậu học văn”, các môn học có nội dung giáo dục kỹ năng sống tuy được triển khai, thực hiện nhưng chưa đi vào chiều sâu, nguyên  nhân do không có giáo viên chuyên trách nên còn thực hiện mang tính chất chiếu lệ, mặc khác một số giáo viên chủ nhiệm chưa theo sát lớp, ít gần gũi nên đôi lúc các em cảm thấy thiếu sự quan tâm dễ bị hụt hẫng trong các mối quan hệ. Ngoài ra hiện nay đa số các trường còn thiếu sân chơi lành mạnh cho học sinh nên các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn bên ngoài. Mặt khác một số nơi còn chú trọng dạy chữ mà chưa rèn luyện đến các kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

2.4 Nguyên nhân từ môi trường xã hội

Có thể nói nơi gia đình sinh sống cũng là một trong  nhiều nguyên nhân gây ra BLHĐ. Hiện nay những vụ BLHĐ thường xảy ra đối với những  học sinh sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường sống trình độ dân trí thấp,  nhiều đối tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội,...  Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác động xấu tới các em và tác động qua lại ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường... Hiện nay các tổ chức xã hội chưa có biện pháp hiệu quả để tuyên truyền giáo dục, tạo công ăn việc làm cho một số bộ phận thanh niên cũng như giúp đỡ các gia đình thiếu điều kiện quan tâm con cái. Các phương tiện tuyên truyền b.ạ.o l.ự.c vẫn còn nhiều (phim ảnh, game, sách báo, …)

Qua sự phân tích trên cho thấy, tình hình BLHĐ xảy ra có nhiều nhuyên nhân khác nhau, tất cả những vấn đề đó đã và đang đặt ra cho toàn công đồng phải có các biện pháp hữu hiệu để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này.

3. Hậu quả nghiêm trọng từ b.ạ.o l.ự.c học đường

3.1  Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

B.ạ.o l.ự.c là một hành vi xấu bị lên án về mặt đạo đức lẫn về pháp luật, cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi b.ạ.o l.ự.c đều có hậu quả không hayTrong nhiều vụ b.ạ.o l.ự.c được nói tới, không ít những vụ b.ạ.o l.ự.c đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác (tính mạng, sức khoẻ), lẫn tinh thần nhưng nghiêm trọng nhất là về mặt tinh thần, b.ạ.o l.ự.c ngôn ngữ thường gây nơi học sinh cảm giác bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô ơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress.  

3.2 Ảnh hưởng đến gia đình

Những hành vi BLHĐ thường ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Nếu con đ.á.n.h nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt,  các bậc cha mẹ thường lựa chọn hướng giải quyết là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đ.á.n.h đập con mình. Điều đó làm cho không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con; vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Ngoài ra gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ b.ạ.o l.ự.c học đường đã dẫn tới những cái c.h.ế.t thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được.

3.3 Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi b.ạ.o l.ự.c không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Hơn thế BLHĐ còn là nguyên nhân làm mất đi tình cảm bạn bè của tuổi học sinh, tuổi mà các em nhiều mơ mộng và hy vọng rất nhiều ở tương lai.

Ngoài ra, những hành vi BLHĐ của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô, tạo nỗi lo, gánh nặng cho nhà trường. Cũng không quên nói tới những hành vi b.ạ.o l.ự.c có liên quan đến giáo viên làm mất đi tính quy phạm; uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi,  làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.

3.4 Ảnh hưởng đến xã hội                        

Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi b.ạ.o l.ự.c học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn b.ạ.o l.ự.c học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề b.ạ.o l.ự.c  học đường, một quyết tâm cao độ đ.á.n.h tan vấn nạn b.ạ.o l.ự.c học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.

4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình BLHĐ.

Trước tiên đối với bản thân các em học sinh cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động b.ạ.o l.ự.c đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn, đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập các em phải có ý thức tránh xa các trò chơi b.ạ.o l.ự.c, các tệ nạn xã hội, biết chọn bạn mà chơi…phải xác định động cơ học tập, mục đích học tập và sống có lý tưởng.

 Bên cạnh cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì, muốn gì. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm con, hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên chiều chuộng con quá mức sẽ gây lên tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cha mẹ thường xuyên trao đổi những tâm tư tình cảm với con tạo niền tin cho con cái, cha mẹ cũng cầm quan tâm đến bạn bè, thời gian biểu của con để có sự can thiệp kịp thời, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con noi theo. Ngoài ra, cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo để giáo dục con tránh không  tham gia.

 Ngoài ra nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, b.ạ.o l.ự.c xảy ra, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học m.nh giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau nêu cao trách nhiệm. Nhà trường tổ chức các phong trào mang tính giáo dục, tạo nhiều sân chơi lành mạnh manh tính tập thể, chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan phát động phong trào quần chúng đấu tranh  với các hành vi BLHĐ, bất cứ khi nào, nơi nào có hành vi BLHĐ xảy ra, các lực lượng chức năng kịp thời ngăn chặn thông báo học sinh về nhà trường, gia đình để có biện pháp giải quyết nhằm góp phần hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cuối cùng chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng công an địa phương, các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội cờ đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.

Để giải quyết vấn nạn BLHĐ ở nước ta hiện nay, cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề b.ạ.o l.ự.c học đường, sự quyết tâm cao độ của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong phòng ngừa tình trạng BLHĐ./.

   Cảm ơn quí vị đã lắng nghe, xin trân trọng kính chào!

Bí thư Đoàn TN

Tin liên quan

Kinh nghiệm quản lý lớp học trực tuyến - Trường THPT Thạnh Tân 09-10-2021
Tham luận của Lãnh đạo trường trong công tác chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận của Đoàn Thanh niên trong công các chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
Tham luận công tác giáo viên chủ nhiệm lớp năm học 2020-2021 12-08-2021
THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THPT KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC YẾU MÔN NGỮ VĂN 29-10-2020
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 303
Trong tuần: 5813
Trong tháng: 21905
Tất cả: 1474946
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE
TRA CỨU