Trang chủ / Tổ Ngữ văn-Tiếng Anh / KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH NĂM HỌC 2020-2021

Ngày đăng tin: 21-10-2020

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH NĂM HỌC 2020-2021

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG THPT THẠNH TÂN

TỔ NGỮ VĂN- TIẾNG ANH

            Số 01/KH-TVA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thạnh Trị, ngày 8  tháng 8  năm 2020

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH

NĂM HỌC 2020-2021

- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 của Bộ Giáo dục – Đào tạo;

- Căn cứ vào Quyết định số 2207/QĐ-UBND, ngày 18/8/2020 về việc ban hành  Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020;

- Căn cứ vào Chỉ thị 06/CT-UBND về việc triển khai và thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ngày 4 tháng 9 năm 2020;

- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn năm học 2020 – 2021 của trường THPT Thạnh Tân;

- Căn cứ vào tình hình thực tế của trường THPT Thạnh Tân  và tình hình đội ngũ của tổ Ngữ văn- Tiếng Anh. Tổ thống nhất kế hoạch hoạt động trong năm học 2020 – 2021 như sau.

I. Đặc điểm tình hình:

1. Bối cảnh năm học:

- Năm học được triển khai trong thời gian thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

- Năm học tiếp tục thực hiện chủ đề năm học: “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo” với các phương châm "Dân chủ trong lãnh đạo, trách nhiệm trong quản lý, sáng tạo trong điều hành, sâu sát trong kiểm tra" và "Tác phong chuẩn mực, tận tuỵ yêu nghề, trách nhiệm công việc, tích cực tự học". Tiếp tục triển khai các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của ngành giáo dục, xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

 2. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy:

- Trường có 18 phòng học kiên cố. Một khu hiệu bộ, một nhà thi đấu đa năng.

- Có phòng bộ môn, phòng thiết bị nhưng chưa được trang bị đầy đủ để đưa vào sử dụng.

3. Về đội ngũ giáo viên trong tổ:

- Tổng số giáo viên: 6 (2 nữ).

- Đảng viên 6, trình độ đại học 6.

- Đa số giáo viên có thâm niên trong ngành trên 5 năm, lực lượng giáo viên nòng cốt đảm bảo tính kế thừa.

   Với lực lượng giáo viên như vậy, cùng với đa số học sinh là dân tộc khơmer, kinh tế còn nghèo khó, còn nhiều gia đình học sinh nhận thức chưa cao, nên các hoạt động của tổ còn gặp một số ít khó khăn nhất định, đòi hỏi tập thể giáo viên trong tổ phải nhiệt tình năng nỗ và chịu khó mới có thể ngày càng nâng cao được chất lượng hoạt động của tổ.

   Từ những thực trạng trên, tổ có một số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:

3.1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của BGH từ đó hoạt động của tổ gặp nhiều thuận lợi .

-Trường đã trang bị tivi cho tất cả các phòng học, vì vậy việc dạy học hiệu quả hơn nhiều.

-  Phần đông gióa viên là người địa phương nên dễ dàng trong công tác giảng dạy cũng như các hoạt động khác .

- Giáo viên luôn có tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, luôn luôn biết khắc phục khó khăn của bản thân và gia đình để hoàn thành tốt nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

-  Mỗi giáo viên luôn thể hiện lòng yêu thương tôn trọng và giúp đỡ học sinh nhất là học sinh thuộc gia đình nghèo, học sinh con em người dân tộc.

- Giáo viên trong tổ có tinh thần đoàn kết cao.

- Đa số các em học sinh con người dân địa phương nên đi lại dễ dàng.

- Đội ngũ giáo viên trong tổ có nhiều kinh nghiệm, năng nổ và nhiệt tình trong công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Học sinh vùng nông thôn tuy học yếu nhưng đa số các em đều rất ngoan.

3.2. Khó khăn:

- Do đời sống khó khăn, một số gia đình chỉ lo kế sinh nhai, ít quan tâm đến việc học tập của con cái.

- Do bị ảnh hưởng của việc đánh giá và xếp loại trước đây, nên vẫn tồn tại một số học sinh yếu bị hỏng kiến thức.

- Cơ sở vật chất: Giáo viên khai thác và sử dụng các trang thiết bị chưa phát huy hết hiệu quả.

- Nhận thức của một số phụ huynh chưa cao về việc học của học sinh nên còn nhiều em có học lực yếu kém, mất căn bản, đặc biệt là ở khối 10.

- Tỷ lệ học sinh bỏ học ở lớp 10 còn cao, hiện tượng đi trễ, nghỉ học không phép còn nhiều, việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội gặp nhiều khó khăn.

4. Về phía học sinh:

4.1. Thuận lợi:

 - Hầu hết các em có đầy đủ sách giáo khoa.

- Trường nằm trên trục lộ giao thông và đa số các em học sinh của trường là con người dân địa phương nên thuận tiện cho việc đi lại của học sinh cả đường thủy lẫn đường bộ

-  Phần lớn học sinh có ý thức tốt trong học tập, chăm ngoan.

4.2. Khó khăn:

- Trường nằm ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên có nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn ảnh hưởng việc học tập của các em.

- Trường được thi tuyển học sinh vào học khối 10 nhưng đa số thi là đạt vì không đủ chỉ tiêu trên giao nên chất lượng học sinh chưa cao.

- Sự nhận thức trong học tập của học sinh chưa cao, không xác định rõ động cơ cũng như phương pháp học tập đúng đắn.

5. Giải pháp:

- Tổ trưởng lập kế hoạch, mốc thời gian năm học cho từng khối phát xuống từng tổ viên.

- GVBM tự lập khung PPCT tự chủ cho cả năm dựa vào công văn số 1747/SGDĐT-GDTrH, kèm theo hướng dẫn giảm tải cụ thể (Thống nhất KPPCT đối với khối có nhiều GV dạy cùng môn ).

- Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách theo kế hoạch thống nhất của tổ chuyên môn.

- Dân chủ để xây dựng khối đoàn kết thống nhất cao trong tổ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra và luôn quan tâm và động viên tinh thần của các thành viên trong tổ để tất cả hoàn thành tốt nhiêm vụ.

- Đồ dùng dạy học còn ít nên khó trong việc cho các em trực quan.

II- Những công việc và biện pháp thực hiện:

1. Thực hiện nhiệm vụ năm học:

1.1. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời tiếp tục triển khai phong trào thi đua. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

1.2. Thực hiện đúng chương trình, tiến độ. Thực hiện tốt qui chế cho điểm, cộng điểm, xếp loại đúng Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 33/2006 của Thủ tương chính phủ về chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục

1.3. Thực hiện đầy đủ Quy chế chuyên môn (hồ sơ, giáo án…) bảo đảm dạy đúng, đủ chương trình mà Bộ giáo dục, Sở giáo dục qui định và áp dụng có hiệu quả chương trình giảm tải Bộ GD - ĐT đã ban hành; thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của BGH và cấp trên.

- Đối với đối tượng học sinh khá - giỏi: Bám sát  chương trình của Bộ. Trên cơ sở kiến thức nền của chương trình cơ bản, giáo viên phải giúp học sinh vừa mở rộng vừa đào sâu kiến thức và có kỹ năng vận dụng tốt để các em tham gia thi học sinh giỏi và thi xét tuyển vào các trường Cao đẳng – Đại học.

- Đối với đối tượng học sinh Tb - yếu: Bám sát chương trình, giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản nhất trong sách giáo khoa, rèn luyện kỹ năng làm bài, bảo đảm cho học sinh đạt kết quả tốt trong kiểm tra, thi THPT QG, đủ điều kiện xét trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng.

1.4. Trong giảng dạy cần chú trọng yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phải phát huy thế mạnh của môn văn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.

1.5. Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh tự học, tự đọc sách để nâng cao kiến thức.

2. Về việc đổi mới phương pháp giảng dạy:

  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được thể hiện bằng những việc làm cụ thể như sau:

2.1. Khâu soạn bài:

- Bài giảng phải tinh gọn và có tính hệ thống. Tính hệ thống thể hiện ở:

+ Cách đánh dấu theo các cấp độ từ lớn đến nhỏ (ví dụ A-I,-1-a, dấu ngang, dấu cộng)

+ Các vấn đề được nêu phải đảm bảo tính khoa học chính xác.

- Mỗi bài giáo viên phải định hình phương hướng triển khai bài giảng, bao gồm: xác định trọng tâm, thiết kế hệ thống ý, các hoạt động của thầy và trò, phần rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.

- Nội dung ghi bảng và trình chiếu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong vịêc tìm kiếm tư liệu, ứng dụng các phần mềm để soạn giáo án điện tử.

- Phải có hệ thống bài tập về nhà  cho học sinh, theo bốn  mức độ khác nhau.

- Đẩy mạnh soạn giảng theo hướng đổi mới như dạy học tích hợp, dạy học liên môn, dạy theo nghiên cứu bài học, giáo án phải soạn theo hướng phát triển năng lực người học, mỗi khối lớp ở từng bộ môn phải có ít nhất 4 chủ đề dạy học.

2.2. Khâu lên lớp:

- Mục tiêu đề ra: Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản.

+ Vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, không xem nhẹ bất kì phương pháp nào, điều quan trọng là vận dụng phương pháp đó một các thích hợp và đạt hiệu quả. Tránh việc vận dụng có tính chất hình thức một số phương pháp như thảo luận, phát vấn.

+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Yêu cầu học sinh làm việc nhiều hơn (đọc SGK, sách tham khảo, trả lời câu hỏi của giáo viên làm những bài tập ở nhà, thảo luận nhóm khi cần thiết).

+ Hạn chế sử dụng phương pháp thuyết trình.

+ Giáo viên tránh viết quá nhiều trên bảng, hạn chế cho học sinh ghi lại từ SGK vào trong vở.

+ Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh, kỹ năng đọc và cảm nhận văn bản, kỹ năng viết, ký năng làm việc nhóm.

+ Sử dụng tối đa đồ dùng đã cấp, cải tiến có hiệu quả cao các đồ dùng khác.

2.3. Khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

- Hướng dẫn học sinh tiếp cận với nguồn tài liệu từ thư viện, từ mạng Internet, tạp chí Văn học tuổi trẻ, các sách tham khảo…

2.4. Khâu biên soạn đề kiểm tra:

- Đầu năm tổ thống nhất cấu trúc đề, thông báo cho các giáo viên dạy cùng khối và phổ biến đến học sinh trước 1 tuần.

 - Thực hiện biên soạn đề kiểm tra định kỳ theo phân phối chương trình, có ma trận. Bám vào các văn bản 8773 của Bộ giáo dục và Thông tư 26/2020.

- Kiểm tra phải đúng qui định, đủ các cột theo phân phối chương trình.

- Sau khi thống kê tỉ lệ các bài kiểm tra, tổ trưởng báo cáo cho BGH vào ngày 29 của tháng và có kế hoạch nhắc nhở giáo viên trong tổ động viên học sinh còn dưới trung bình cố gắng làm tốt các bài kiểm tra sau.

- Nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc thực hiện cho điểm của giáo viên trong tổ theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT.

- Học sinh vắng có phép bài kiểm tra phân môn nào thì phải cho học sinh kiểm tra bù kịp thời với mức độ kiến thức tương tương với đợt kiểm tra đó theo đúng qui định.

- Trước khi kiểm tra  phải nộp lại file đề và đáp án cho tổ trưởng, chậm nhất là 3 ngày khi cho học sinh kiểm tra (Nộp theo địa chỉ: tovanthanhtan@gmail.com; hay quachhongthanh.c3tht@soctrang.edu.vn)

3. Những hoạt động nâng cao:

(chi tiết xem trong file đính kèm)

http://thptthanhtan.edu.vn/public/filemanager/uploads/FileDinhKem/KH-hoat-dong-CM-Ngu-van-Tieng-Anh-2020-2021.doc

Quách Thanh

Tin liên quan

KẾ HOẠCH TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH Tổ chức các chuyên đề năm học 2020-2021 25-10-2020
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN TỔ NGỮ VĂN-TIẾNG ANH NĂM HỌC 2020-2021 21-10-2020
TIN TỨC - THÔNG BÁO
TIN ĐỌC NHIỀU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay: 2073
Trong tuần: 11174
Trong tháng: 23267
Tất cả: 1765761
VIDEO
LIÊN KẾT WEBSITE
TRA CỨU